VietNamNet xin trích đăng lại cách dạy con ở trời Tây của một bà mẹ Việt đáng suy ngẫm.
"Hạ cánh lúc 8 giờ tối. Về đến nhà đã hơn 10 giờ đêm. Chợt nhận được tin nhắn của con gái: “Mẹ ơi, gọi cho con”. Tôi lập tức gọi skype, nhưng con đã để máy ở chế độ im lặng. Một lúc sau, con nhắn lại: “Con vào học rồi, 3 tiếng nữa mẹ nhé”. Tôi liếc đồng hồ, 3 tiếng nữa thì gần 2 giờ sáng ở đây. Bèn nhắn lại: “Em bé này cần phải đi ngủ” (mẹ con tôi hay gọi nhau là em bé).
Sáng hôm sau, tôi canh để gọi nói chuyện bằng được với con, vì biết là phải có chuyện gì đó cần tâm sự, thì con mới nhắn một cách khẩn thiết vậy.
![]() |
Ảnh minh họa |
Câu đầu tiên con nói: “Mẹ ơi, con sợ lắm. Ở đây học khó lắm, con sợ con không học giỏi được mẹ ạ”. Đã trải qua tình huống này vài lần, tôi nói với con bằng giọng vui vẻ, pha chút hài hước: “Ơ, sao con phải học giỏi? Mẹ có bao giờ bắt là con phải học thật giỏi đâu?”.
Con nói tiếp bằng giọng đã bớt đi chút sự căng thẳng: “Nhưng nếu học không giỏi thì sau này khó tìm việc lắm mẹ ạ”. Tôi cười cười nói với con: “Hình như trên thế giới có hơn 200 nước, không tìm được ở nước này, thì tìm nơi khác. Mẹ cũng thích sau này con làm việc ở những nước “khỉ ho cò gáy”, để mẹ có cơ hội đi theo. Nhưng ở trường đó, ai cũng học “như điên” vậy hả con?”. “Mẹ ơi, ai cũng thức đến 1 -2 giờ đêm để học. Có 1 môn con học, mỗi tuần phải đọc một quyển sách dày cộp, rồi viết”.
Tôi bèn bỏ bớt cái giọng đùa cợt, nói với con một cách nhẹ nhàng: “Mẹ chỉ cần con luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Sức khỏe là quan trọng nhất với con người. Con cứ bình tĩnh mà làm quen với môi trường mới, và bình tĩnh mà học. Đó là trường Brown cơ mà (Đại học Brown là trường tư thục thuộc hệ thống các trường Ivy League, nằm ở Providence, Rhode Island, và mình không thể nghĩ là vào đó học lại dễ được). Con cứ cố gắng một cách hợp lý, nếu kết quả là trung bình cũng đâu có sao? Còn nếu sau vài tháng hoặc một năm, con thấy quả thật học ở đó là quá sức, thì mẹ con mình lại cùng nhau bàn về việc con tìm trường khác để chuyển”.
Con hỏi hơi ngạc nhiên: “Thế mẹ sẽ không thất vọng về con à?”. Tôi cười: “Mẹ chưa và sẽ không bao giờ thất vọng về con. Con luôn cố gắng hết sức, kết quả thế nào không phải là điều quá quan trọng với mẹ. Nhưng con luôn phải ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, và phải khỏe mạnh”. Rồi tôi chuyển giọng tinh nghịch: “Cuối tuần có party không đấy? Không được ngồi lì trong thư viện hoặc trong phòng để học suốt ngày đâu nhé, phải cafe cà pháo với bạn bè đấy”. Con ngơ ngác hỏi: “Cà pháo là gì hả mẹ?” Thế là tôi phá lên cười, cố giải thích cách nói của giới cafe Việt nam, sau cùng có vẻ con hiểu.
Vậy đấy các bạn ạ. Mỗi khi bước vào môi trường mới, ai chẳng có những giây phút chán chường, thất vọng, cảm thấy mình không thể vượt qua. Nếu không có chỗ dựa về mặt tâm lý, những suy nghĩ tiêu cực có thể lớn dần. Cái các con cần là sự chia sẻ và ủng hộ hết mình của bố mẹ, chứ không phải là những lời khuyên theo kiểu chung chung, hoặc lên gân không cần thiết.
Cũng như bao lần trước, tôi biết con gái sẽ vượt qua mọi khó khăn ban đầu. Nhưng quả thật tôi không bao giờ gây sức ép với những yêu cầu về kết quả học của con. Nếu chỉ một vài lần con tâm sự, thấy bạn không thông cảm được với tâm trạng của con, con cái sẽ im lặng không nói với bạn nữa. Và điều đó nguy hiểm vô cùng.
Con gái ơi, con cứ cố gắng nhé, mẹ luôn ở bên con trong mọi tình huống xảy ra, luôn nâng đỡ và ủng hộ khi con gặp khó khăn. Hãy luôn sống thật với cảm xúc của bản thân, đừng phải lên gân để chứng tỏ mình là người hoàn hảo, đừng phải cố lung linh khi mình chán chường hoặc mệt mỏi, và hãy cứ nói ra cho nhẹ nỗi lòng. Hãy luôn là con, cô gái giản dị, chân thành với bạn bè. Hãy luôn là con, với đôi mắt sáng và nụ cười tươi rói. Hãy luôn là con - cô bé sống có nguyên tắc và hoài bão, cô bé con của mẹ.
Con lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc, hài lòng với bản thân và yêu thích những việc con làm, đó là niềm vui và thành công lớn của cuộc đời mẹ rồi. Mẹ tự hào vì chính bản thân con, chứ không vì những điểm số hoặc thành tích con đạt được".
Bích Hà
" alt=""/>Bố mẹ có nên ép con học giỏiAi Cập là quốc gia mà chị Trang mong ước được ghé thăm từ lâu để có thể tận mắt nhìn thấy những điều mà người cổ đại đã làm được từ hơn 2000 năm TCN.
Hành trình khám phá Ai Cập của chị Trang kéo dài 12 ngày. Dù tới đây vào tháng 2 nhưng chị thấy thời tiết vẫn còn hơi lạnh.
Thông thường trước mỗi chuyến đi, chị sẽ tìm hiểu một số kiến thức về lịch sử, địa lý để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về nơi mình sắp đến, đồng thời tham khảo một số hình ảnh trên instagram về góc chụp hình.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Tại Ai Cập, chị Trang có cơ hội ghé thăm nhiều nơi như đền Philae thờ thần Isis; Đền Kom Ombo thờ thần Sobek và thần Horus; Đền Abu simbel; Đền Horus, đền Luxor, đền Karnak; Bảo tàng Egypt, Quần thể kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư; Quần thể lăng mộ ở thung lũng các vị Vua, biển Đỏ, pháo đài Shila, chợ cổ Khan El,…
Ngoài ra, nữ du khách Việt còn được trải nghiệm khám phá làng cổ Shali, đền Amun và tắm hồ muối, núi của người chết Daktour, lái xe địa hình trên sa mạc Sahara để ngắm hoàng hôn và mặt trời mọc hay cắm trại ngắm bầu trời sao ở ốc đảo Siwa,... hay scuba diving (lặn với ống thở) ngắm san hô ở biển Hồng Hải, ngắm những ngôi đền kì vĩ, nguy nga,…
![]() | ![]() | ![]() |
Tại Luxor, chị đến thăm đền Karnak & đền Luxor; trải nghiệm bay khinh khí cầu trên Thung lũng các vị Vua, Thung lũng các hoàng hậu, Đền thờ nữ hoàng Hatshepsut, đền thờ nữ thần Hathor, đền thờ thần Horus và đền thờ Kom Ombo.
Trong đó, điểm đến chị Trang ấn tượng nhất là đền Abu Simbel bởi vẻ đẹp và câu chuyện kỳ bí, thú vị đằng sau nó và thích nhất trải nghiệm cưỡi lạc đà ngắm Kim tự tháp, lặn biển ngắm san hô ở biển Đỏ và đi offroad bằng xe ô tô ở sa mạc Sahara.
Người phụ nữ 38 tuổi cho biết, bản thân may mắn không gặp sự cố hay khó khăn nào trong suốt chuyến đi. Tuy thấy mệt nhất khi di chuyển quãng đường bộ dài 800km, tốn khoảng nửa ngày để đến ốc đảo Siwa nhưng chị cảm nhận mệt mỏi như xua tan hết bởi những trải nghiệm và khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời ở nơi đây.
![]() | ![]() |
Chị Trang bày tỏ, những trải nghiệm ở Ai Cập khiến “kẻ du hành đã phải rơi nước mắt vì quá hạnh phúc và thực sự không thể nào quên”.
Về chỗ ở, nữ du khách Việt chọn book tour qua một công ty trong nước nên các khách sạn đều được đặt trước. Nếu ở Cairo, du khách có thể đặt phòng nghỉ ở gần quần thể Giza có tầm nhìn ra Kim tự tháp rất đẹp hoặc di chuyển xuống khu vực Luxor, Aswan và trải nghiệm dịch vụ du thuyền dọc sông Nile trong 3 đêm.
“Tuy nhiên, khách sạn ở Ai Cập đa phần đều hơi cũ. Nếu tự đi, bạn nên xem kỹ đánh giá từ các ứng dụng đặt phòng”, chị Trang kể.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Về ăn uống, chị nhận xét ẩm thực Ai Cập có mùi vị rất đặc trưng và mang hơi hướng kiểu Ả-rập với các món phổ biến là gà nướng, thịt cừu, hoàn toàn không có thịt lợn hay hải sản như mực, tôm,…
Nếu không quen các đồ ăn nặng mùi của Ả-rập và Ấn Độ, du khách sẽ thấy hơi khó ăn. Tuy nhiên, chị Trang thấy đồ ăn ở đây khá ngon, nhất là các bữa ăn ở khách sạn và buffet trên du thuyền vì được chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là trái cây Ai Cập rất tươi ngon, ví dụ như dâu tây, cam, chà là và lựu.
![]() | ![]() | ![]() |
Nữ du khách Việt trải nghiệm lặn ngắm san hô ở biển Đỏ.
![]() | ![]() | ![]() |
Tới Ai Cập, du khách cần lưu ý một số điều như: nên chuẩn bị tiền lẻ 20-50-100LE để tip cho người làm dịch vụ; mua đồ lưu niệm nên trả giá còn 1/4 vì họ nói thách gấp 4 lần; không sử dụng rượu và flycam;…
Chị Trang lưu ý, ở Ai Cập, từ tháng 10 đến tháng 4, thời tiết rất mát mẻ, dễ chịu, du khách nên đến đây thời điểm này. Còn từ tháng 4 tới tháng 9, trời nắng nóng gay gắt. Đặc biệt, nếu tới Ai Cập vào tháng Ramadan (từ ngày 22/3 đến 20/4), du khách sẽ không có nhiều lựa chọn về dịch vụ do đây là tháng ăn chay và cầu nguyện của người dân địa phương.
“Ở Ai Cập, vào mùa đông, thời tiết ban ngày có thể mát hoặc nóng khô nhưng ban đêm rất lạnh. Bạn nên mang theo cả quần áo mùa đông và mùa hè để tránh sốc nhiệt. Và càng di chuyển về phía nam, thời tiết càng ấm áp hơn”, chị nói thêm.
Ảnh: Trần Trang
" alt=""/>Nữ du khách Việt kể hành trình 12 ngày choáng ngợp ở vùng đất của những vị thần